Trích đoạn: Buông xả phiền não - Thích Thánh Nghiêm. (1)
雨の日, enokky |
❁ Người ta lớn lên phải biết chấp nhận, hoặc hòa nhập vào đời hoặc mở lòng cho đời nhập vào mình, để trở thành một phần của mọi điều.
❁ Khi ước muốn vượt quá nhu cầu là tham. Nếu cuộc sống biết đủ, ít ham muốn, tâm không chạy theo vật dụng thì sẽ được an lạc.
❁ Hễ thích là tham.
❁ Có được những thứ cần dùng không phải là tham, không cần mà muốn có thêm, đó là tham.
❁ Nếu như ham muốn cho bản thân mình, không vì người khác, đó là tham.
❁ Hễ khi ước muốn quá mức nhu cầu của mình thì gọi là "tham".
❁ Khởi nguyên của tâm Sân là việc chúng ta không thỏa mãn với hoàn cảnh ngoại tại hoặc không thể khiến người khác thuận theo ý muốn của mình, khiến chúng ta nảy sinh xung đột mà tạo nên tâm Sân.
❁ Nếu như chúng ta phân tích, giải thích bằng mọi cách mà không hóa giải được tâm sân hận thì biện pháp tốt nhất là lạy Phật, niệm Phật, tụng kinh, ngồi thiền thật nhiều. Những phương pháp này có thể hóa giải tinh thần sân hận, giúp đỡ mọi người hiểu rõ tu hành tiêu nghiệp. Nhưng nếu chúng ta đối diện vấn đề mà không có tâm hổ thẹn và sám hối thì rất khó tiêu trừ nghiệp lực.
❁ Chúng ta phải phân tích kỹ nguyên nhân phát sinh sân hận, tiến thêm một bước nữa là suy nghĩ: "Chúng ta sân hận cuối cùng sẽ bị ảnh hưởng gì?". Sau khi lý trí phân tích kỹ càng theo quan niệm thì sẽ biết bất luận hận người hay hận mình đều vô ích, chi bằng tự mình thay đổi, bắt đầu thực hành cải thiện hoàn cảnh, điều này phải thấy tác hại của hận, hoặc đối diện vấn đề tinh thần bực tức càng nhiều càng tốt.
❁ Bất luận chúng ta tu theo phương pháp nào, cũng phải học tập từ bi, chẳng những từ bi với tất cả chúng sinh mà bản thân mình cũng như vậy. Từ bi với mình là phải dùng trí tuệ để xử lý công việc của mình.
❁ Hãy từ bi với mọi người, cho dù người khác có vô lý thì cũng nên thông cảm cho họ, giống như chúng ta mong muốn người khác thông cảm cho mình vậy.
❁ Nếu như chúng ta lấy mình làm gương hoặc đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để thông cảm với họ thì tâm sân hận dần dần giảm bớt.
❁ Phật giáo nói lửa sân là lửa vô minh, giống như câu nói: "Sân là lửa trong tâm, thiêu cháy rừng công đức." Hay là "Một niệm tâm sân khởi, mở trăm vạn cửa chướng." Chúng ta có thể thấy một niệm lửa sân trong con người có thể hủy sạch bao nhiêu công đức mình đã tu tập, giống như đứa bé chơi xếp nhà gỗ, chỉ cần nó tức giận đá một cái thì căn nhà khổ công ngồi xếp liền ngã nhào.
❁ Hễ không đem tâm từ bi đối xử với mọi người là sân.
❁ Vì thế, nhẫn là việc rất quan trọng. Không nhẫn được thì tâm nổi tức giận, tâm giận nổi lên thì biểu hiện ra lời nói và hành vi.
❁ Sự tức giận này trực tiếp từ lời nói và hành động bộc phát ra, làm tổn thương mọi người rất nhiều. Mặc dù có người bực mình nhưng chẳng dám nói ra, người khác không biết nên không bị tổn thương, nhưng trong tâm họ luôn bực tức, tự gây khổ đau cho mình. Cho nên tức giận, dù người khác thấy hay không thấy, đều là việc xấu.
❁ Theo nghiên cứu sách báo, khi một người tức giận thì tế bào trong thân sẽ chết rất nhanh; đồng thời, người dễ nổi giận thì các hệ thống tiêu hóa, tuần hoàn, hệ bài tiết trong thân thể đều sẽ sinh ra chướng ngại. Người hay tức giận biểu lộ ra lời nói hay hành động thì không tốt cho sức khỏe; huống gì người không nói ra chỉ bực tức trong lòng, khi chúng ta buồn rầu, tự làm tổn hại thân tâm mình rất nặng. Đây cũng là nguyên nhân vì sao những người già thường buồn rầu sinh bệnh tật dễ tổn hại tinh thần.
❁ Mọi người đều đã đau khổ như thế rồi, ta còn gây đau khổ nữa sao?
❁ Nói sân là tên gọi chung, nội dung của nó bao gồm: không hài lòng, tức giận, oán hận, xem thường và không tự tại.
❁ Tâm từ bi là yêu thương bảo vệ người, lo lắng cho người, nhưng thể hiện tâm từ bi không phải lúc nào cũng hiện vẻ mặt ôn hòa, có lúc cũng giận dữ.
❁ Không phải dùng hành động gây cho đối phương bị tổn hại mới là sân, chỉ cần khởi tâm mong cho đối phương bị hại thì đã là sân.
❁ Chỉ cần một niệm sân nổi lên thì tâm bất an, không cách nào yên tĩnh được.
❁ Sở dĩ con người khởi tâm sân là do họ không thỏa mãn được ham muốn và tham ái; hoặc họ được rồi, lại sợ mất đi.
❁ Chúng ta phải lắng nghe ý kiến của người khác và phải hết lòng thông cảm nỗi đau khổ của đối phương; như vậy, tâm sân sẽ giảm bớt.
❁ Ta còn thở được, thật là may mắn.
❁ Khi chúng ta đối diện với người đang nổi tức giận thì nhẫn nhục là cách ngăn chặn được xảy ra việc không hay.
❁ Chúng ta nhẫn nhục không chỉ đối với nghịch cảnh hiện tại mà đối với thuận cảnh cũng phải nhẫn. Bởi vì, khi chúng ta gặp thuận cảnh thường ngất ngây tự mãn, nếu như gặp chút thất bại thì tâm sân hận lập tức nổi lên; cho nên, chúng ta thường giữ tâm lý bình tĩnh, không nên thỏa mãn đắc ý; đây là nhẫn có trí tuệ.
❁ Có rất nhiều người lầm cho rằng nhẫn là nhẫn nhục chịu đựng. Do đó, khi họ gặp việc gì không hợp lý đều nói: "Thôi kệ! Mình cố gắng chịu đựng!" Thật ra, nhẫn không phải là nén giận, chịu oan ức mà là kiềm chế hành động nóng nảy của mình, không nên phản ứng ngay lập tức.
❁ Khi ta nổi sân, có phải đối phương cũng nổi sân như mình?
❁ Thật ra, một người nào đó, hay công việc gì làm cho bạn tức giận, bạn nên cảm ơn họ. Bởi vì đối phương dùng hành vi không đúng để cho bạn có cơ hội học tập, để bặn ngăn chặn tâm sân; đồng thời, bạn nên thương yêu họ, bởi vì họ không biết hành vi của mình là sai.
❁ Chỉ cần tôi còn một hơi thở thì nhất định phải làm xong công việc mình muốn."
❁ Tất cả sự, lý không rõ ràng; thị, phi đảo lộn đó là si. Nếu tâm mọi người thường giữ chính kiến, chính niệm thì thiên hạ thái bình.
❁Nói muốn lấy con người làm chỗ dựa vững chắc là cách nghĩ ngu ngốc; đây chính là lấy vô thường cho là thường, lấy đồ vật thường thay đổi làm không thay đổi, lấy không đáng tin cậy làm tin cậy, cũng chính là si.
❁ Ngoài lấy vô thường là thường hằng nói ở trên, còn có ba loại: (1) lấy khổ làm vui, (2) lấy dơ làm sạch, (3) lấy vô ngã làm ngã."
❁ Chẳng những sự vật bên ngoài bản thân chúng ta không đáng tin cậy, mà ngay cả bản thân mình cũng không tin được, như sức khỏe, quan niệm, cách nghĩ và ý chí của mình, không giống những đồ vật là chúng ta có thể điều khiển, nhưng chúng ta lại cho rằng là mình có, hoặc bản thân mình đáng tin cậy; đây chính là lấy vô ngã làm ngã. Sai lầm này đưa đến chúng ta sự xung đột và đau khổ rất nhiều.
❁ Lấy khổ làm vui là việc khổ cho là việc vui, niềm vui chân thật cho là khổ. Như có rất nhiều người ăn chơi trác táng, say mê cờ bạc, làm thành thú vui để theo đuổi, nhưng nó chỉ là kích thích và khoái lạc nhất thời, sau khi kết thúc rồi thì tinh thần trống rỗng vô vị, thân thể càng thêm đau khổ, làm sao có thể an vui? Vui sướng tạm thời tạo thành đau khổ lâu dài. Nhưng mọi người cho là vui mà không biết việc này tự mình cảm thấy là vui, kỳ thật chính là nguyên nhân tạo ra đau khổ.
❁ Còn về dơ bẩn cho là sạch, là nói trên thế gian này không có vật gì là sạch mãi mãi. Như thân thể của chúng ta hiện tại nhìn thấy cho là sạch, nhưng đến ngày mai thì dơ bẩn, hôi hám; đây cũng là nguyên nhân mọi người phải tắm rửa hàng ngày. Thức ăn ngon dọn trên bàn thơm phức, chúng ta cho là thức ăn sạch sẽ, không có vấn đề nên mới ăn vào, nhưng khi ăn vào bụng, đến ngày hôm sau bài tiết thì hôi thối chịu không nổi; cho dù chúng ta không ăn thức ăn ngon, nhưng chỉ cần đem cất vài hôm thì nó biến chất, dần dần trở thành hôi thiu. Chúng ta có thể thấy sự sạch, dơ bất kỳ vật nào chỉ là cảm giác thoáng chốc của chúng ta mà thôi, phải xem đồ vật thì mới có thể quyết định là sạch hay không, vật bạn thích là sạch, bạn không thích là dơ; do đó, sạch chỉ là cảm thọ tương đối. Cho nên, thường, lạc, ngã, tịnh, cũng không đáng tin, không chân thật, cũng chỉ là một loại huyễn tưởng, ảo giác mà thôi.
❁ Ngu si có nghĩa rộng và cũng có nghĩa hẹp. Ngu si theo nghĩa rộng là chỉ chung tất cả phiền não. Ngu si theo nghĩa hẹp là chỉ quan niệm, cách nhìn, hoặc vấn đề tư tưởng, cũng chính là không hiểu nhân quả, không tin nhân duyên, hoặc đảo lộn nhân quả, thậm chí không tin có nhân quả và nhân duyên.
❁ Nói theo nghĩa rộng, chỉ cần con người có phiền não là biểu hiện ngu si.
❁ Khi chúng ta có phiền não giống như bị mây che, không nhìn thấy chân tướng sự thật; do đó, đánh mất lý trí, sinh ra tinh thần bực tức, phiền não cũng từ tinh thần mà ra. Phiền não giống như sương mù hiện trên trái đất, không phải là bất biến, vĩnh cửu mà rất nhanh chóng trở về nguồn gốc căn bản. Vì thế, Đức Phật dạy mọi người đều có Phật tính, ai cũng sẽ thành Phật, chỉ vì có phiền não mới thành chúng sinh.
❁ Phật tính trong mỗi người xưa nay không hề thay đổi, nhưng chúng sinh ngu si không biết mình là giả, chẳng phải bền vững lâu dài. Nhưng vì chúng sinh không biết mình là kẻ ngu si, mới lấy khổ làm vui, cứ mãi điên đảo.
❁ Có rất nhiều người vì chuyện rất nhỏ nhặt mà tự sát.
❁ Có rất nhiều người tự làm chuồng giam mình, tự đặt mình ở trong vòng luẩn quẩn, thân rơi vào trong đó, đau khổ vô cùng. Nếu như họ không thoát ra được thì có thể đi vào con đường chết.
❁ Si làm tổn hại sức khỏe thân tâm của chúng ta, vì người si tâm lý của họ thường ở trạng thái bất an, rất dễ gây áp lực cho mình.
❁ Cho nên, bất cứ việc gì cũng nghĩ lùi lại một bước là tốt nhất. Khi chúng ta gặp đau khổ, hoặc phiền não thì tự nhắc mình: "Vì sao ta ngu si như thế! Điên đảo như thế!" Như vậy, sẽ chuyển được tâm, thoát khỏi cảnh khốn đốn.
❁ Cũng có những người lười biếng thật sự, việc gì cũng không muốn làm, không có hy vọng điều gì, không biết cuộc sống cần làm việc gì, dường như sống là vì phải sống.
❁ Ngoài ra, có những người lười biếng chỉ một giai đoạn, rồi bắt đầu đi tìm việc làm, họ lại làm việc rất năng nổ, tích cực; đây là người có khả năng thay đổi cuộc sống tốt hơn.
Comments
Post a Comment